Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia, tuyển sinh Đại học 2023

Quy chế thi Đại học (tốt nghiệp THPT quốc gia), tuyển sinh Đại học 2023 mới nhất theo thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2023 chính thức, sắp tới là thời điểm quan trọng đối với những tương lai của đất nước - ngày 28 - 29/6/2023. Ngoài việc nắm chắc kiến thức ra thì hiểu rõ quy chế thi cũng rất quan trọng để không bị vi phạm và hoàn thành tốt kỳ thi của mình. Vậy các sĩ tử và phụ huynh đã thực sự nắm rõ quy chế thi hay chưa? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé!

1 Những điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học 2023

Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT ngày 24/3/2023 sửa đổi một số điều Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐTQuy chế mới cho những điểm khác biệt sau:

Sửa quy định về các vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi

Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi các vật dụng sau: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý.

Trong khi đó, theo Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, Quy chế mới đã bỏ quy định thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT được phép về việc được mang các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem và không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác vào phòng thi.

Sửa đổi quy định về hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Thành phần hồ sơ đối với hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 thuộc đối tượng là người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi được ghi rõ bao gồm:

  • 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;
  • Bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao) học bạ THPT. Hoặc học bạ GDTX cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp;
  • Các loại chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);
  • File ảnh (hoặc 02 ảnh 4x6 trong trường hợp đăng ký dự thi trực tiếp) kiểu căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng.

Như vậy, điểm mới tại Quy chế theo năm nay chính là thành phần hồ sơ đã không còn bao gồm bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Bên cạnh đó, Quy chế mới lại bổ sung thêm một quy định khác về file ảnh chụp căn cước công dân: 02 ảnh 4x6 trong trường hợp đăng ký dự thi trực tiếp kiểu kiểu căn cước công dân phải được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng với trường hợp đăng ký trực tuyến.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có thể đăng ký bằng 02 hình thức

Với khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 13 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì có điểm mới là người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi được đăng ký dự thi trực tuyến hoặc đăng ký dự thi trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12.

Vì vậy, theo Quy chế mới năm nay, thí sinh sẽ có nhiều tiện lợi hơn khi được đăng ký dự thi trực tuyến ngay tại nhà. Tuy nhiên, khi đăng ký cũng cần được hướng dẫn cụ thể để tránh sai sót.

Những điểm mới trong Quy chế thiNhững điểm mới trong Quy chế thi

Sửa đổi quy định về điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2023

Về vấn đề điểm ưu tiên xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2023 dành cho một số đối tượng thuộc diện 2 và diện 3, theo điểm d khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 39 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được bổ sung kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT đã được ban hành trước đó thì cụ thể như sau:

Đối với người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thuộc diện 2 được cộng 0.25 điểm:

Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước);

Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;

Đối với người dân tộc thiểu số thuộc diện 3 được cộng 0,5 điểm:

Người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học tập cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định 135/QĐ-TTg năm 1998 (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

Xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương;

Không còn sự giám sát của thanh trong quá trình chấm phúc khảo bài thi tự luận

Về việc chấm phúc khảo bài thi tự luận trong thi tốt nghiệp THPT năm 2023, có một số quy định được ghi rõ trong Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT như sau:

Mỗi bài thi tự luận do hai cán bộ chấm phúc khảo theo quy định tại Điều 27 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT và phải được chấm bằng mực có màu khác với màu mực được dùng chấm trước đó trên bài làm của thí sinh.

Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ hai thành viên của Ban Phúc khảo bài thi tự luận trở lên.

Như vậy, so với Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, không còn quy định về sự giám sát của thanh tra trong quá trình tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo.

Bổ sung thành phần Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Thành phần Hội đồng ra đề thi được quy định lại theo Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT đã sửa đổi bổ sung điểm c, điểm d khoản 2 Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục QLCL;

(So với hiện hành, bổ sung người lao động của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT có thể trở thành thành phần Hội đồng ra đề thi )

- Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là công chức, viên chức ngành Giáo dục hoặc các viện nghiên cứu; giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục. Mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi.

2 Quy chế thi Đại học, tốt nghiệp THPT quốc gia 2023

Để hiểu rõ Quy chế thi Đại học, tốt nghiệp THPT quốc gia 2023, thí sinh cần đọc qua Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT được đăng tải trên website chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy chế về bài thi

Từ năm 2023, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ gồm 05 bài thi, bao gồm:

  • 03 bài thi độc lập bao gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ;
  • 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học và Sinh học;
  • 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình Giáo dục và Đào tạo cơ sở.

Quy chế về ngày thi, nội dung thi, lịch thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi

Về ngày thi và lịch thi, sẽ được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ sẽ được tổ chức riêng lẻ, còn bài thi tổ hợp KHTN và KHXH sẽ bao gồm các môn thi thành phần được tổ chức cùng một ngày.

Về nội dung thi, bài thi sẽ dựa trên chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12.

Về hình thức thi, bài thi độc lập Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH sẽ được tổ chức dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, trong khi bài thi độc lập Ngữ văn sẽ thi dưới hình thức tự luận.

Về thời gian làm bài thi sẽ khác nhau cho từng môn thi:

  • Ngữ văn là 120 phút
  • Toán là 90 phút
  • Ngoại ngữ là 60 phút
  • 50 phút cho mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH.

Quy chế về đối tượng dự thi

Năm 2023, đối tượng dự thi kỳ thi Đại học, tốt nghiệp THPT 2023 bao gồm:

  • Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
  • Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
  • Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
  • Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định.

Quy chế về đăng ký dự thi

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT: thí sinh giáo dục THPT thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 04 bài thi, gồm 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn; thí sinh GDTX thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 03 bài thi, gồm 02 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 01 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn, có thể ĐKDT thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh;

Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được ĐKDT các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.

Thí sinh thực hiện trách nhiệm của mình khi tham gia dự thiThí sinh thực hiện trách nhiệm của mình khi tham gia dự thi

Quy chế về trách nhiệm của thí sinh dự thi

Theo Quy chế, thí sinh dự thi phải đảm bảo thực hiện được các trách nhiệm sau:

  • Phải đăng ký dự thi theo quy định tại Điều 13 Quy chế này và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GD&ĐT;

Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi bao gồm:

  • Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (gọi chung là thẻ Căn cước công dân) và nhận Thẻ dự thi;
  • Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;
  • Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.
  • Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:

  • Trình Thẻ dự thi cho CBCT;
  • Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;
  • Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của thí sinh vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp;
  • Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi;
  • Không được trao đổi, chép bài của người khác, sử dụng tài liệu trái phép để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận, làm mất trật tự phòng thi; nếu muốn có ý kiến phải giơ tay để báo cáo CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai với CBCT ý kiến của mình;
  • Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);
  • Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay;
  • Bảo quản nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng bài thi của mình; phải Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm); báo cáo ngay cho CBCT để xử lý các trường hợp bài thi của mình bị người khác lợi dụng hoặc cố ý can thiệp;
  • Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi;
  • Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát; việc ra khỏi phòng thi, khu vực thí của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;
  • Chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tay, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ (cụ thể trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT); Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác) do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành; các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem và không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác;
  • Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xoá, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

Khi dự thi các bài thi trắc nghiệm, ngoài các quy định tại khoản 4 Điều này, thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây:

  • Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT; chỉ được tô bằng bút chì đến các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời; trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn;
  • Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;
  • Khi nhận đề thi cần lưu ý kiểm tra bảo đảm các môn thi thành phần trong mỗi bài thi KHTN hoặc KHXH có cùng một mã đề thi; nếu không cùng mã đề thi, thí sinh phải báo ngay với CBCT trong phòng thi chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi; phải để đề thi dưới tờ Phiếu TLTN, không được xem nội dung đề thi khi CBCT chưa cho phép;
  • Phải kiểm tra đề thi để bảo đảm có đủ số lượng câu hỏi, số trang như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi;
  • Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài; khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT và ký tên vào hai Phiếu thu bài thi;
  • Chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi CBCT đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép rời khỏi phòng thi.
  • Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCT và những người có trách nhiệm tại Điểm thi.

Quy chế về phúc khảo bài thi

Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT.

Nơi thí sinh ĐKDT nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.

Thí sinh thực hiện bài thi theo Quy chếThí sinh thực hiện bài thi theo Quy chế

Quy chế về đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Bộ GD&ĐT cho biết, từ ngày 5/7 đến ngày 25/7, tất cả thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Từ ngày 26/7 đến 17h00 ngày 5/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.

Quy chế về miễn thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

Miễn thi bài thi Ngoại ngữ

Là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT;

Có một trong các chứng chỉ được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.

Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thí sinh không đăng ký sử dụng quyền được miễn thi bài thi Ngoại ngữ thì phải dự thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không được miễn thi.

Miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT

Đối tượng gồm có:

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ;
  • Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
  • Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, bản thân bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Điều kiện bao gồm:

Đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung:

  • Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này;
  • Có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung:

  • Được Hiệu trưởng trường phổ thông nơi đăng ký học tập xác nhận kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân từng năm ở cấp THPT;
  • Có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đối với người hoạt động kháng chiến, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học:

  • Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này;
  • Có giấy xác nhận bị nhiễm chất độc hóa học và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Thí sinh được phép miễn thi theo Quy chếThí sinh được phép miễn thi theo Quy chế

Quy chế về miễn thi trong tuyển sinh Đại học

Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi.

Điều kiện: xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên;

Hồ sơ gồm: Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi ĐKDT và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.

Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại.

Điều kiện: Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên;

Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh; hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt) và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.

Các đối tượng là vận động viên đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.

Thủ tục:

Chậm nhất 07 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh ĐKDT. Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh ĐKDT chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách;

Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định tại khoản 1, 2 Điều này.


Bạn muốn sử dụng ứng dụng di động, nhấn để tải về