Mẹo thi lý thuyết B2 cực đơn giản, dễ nhớ
Để giúp việc học bằng lái xe B2 không còn là “nỗi sợ”, chúng tôi sẽ cung cấp mẹo thi lý thuyết B2 cực dễ nhớ, mời bạn tham khảo!

TOP các câu hỏi chọn đơn giản

1. Những câu hỏi liên quan đến hành vi: cấm, kinh doanh vận tải hay vấn đề đạo đức con người khá đơn giản.
Lúc này, bạn không cần đọc quá kỹ mà chỉ nên chọn đáp án tất cả là được.
2. Những câu hỏi khái niệm như sau:

  • Xe tải trọng hiểu đơn giản là xe có tải trọng trục xe vượt quá năng lực chịu tải của mặt đường.
  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là gì? Lúc này bạn nên chọn tất cả các đáp án, kể cả xe máy điện.Xe đạp máy cũng được tính là phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
  • Phần làn đường khá đơn giản, bạn chỉ cần chọn câu có chữ an toàn giao thông.
  • Phần đường xe chạy chú ý chọn câu không có chữ an toàn giao thông.
  • Yêu cầu của kính chắn gió bạn nên ưu tiên chọn câu có chữ loại kính an toàn.

3. Độ tuổi pháp luật quy định tham gia giao thông: 

  • Từ 16 tuổi sẽ được phép sử dụng xe gắn máy dưới 50cm3.
  • Trên 18 tuổi sẽ được sử dụng những dòng xe khác với hạng A1, A2, B2.
  • Từ 21 tuổi sử dụng hạng C
  • Từ 24 tuổi sử dụng hạng D
  • Từ 27 sẽ là hạng E
  • Lưu ý quan trọng: Độ tuổi để cấp giấy phép lái xe là cách nhau 3 tuổi
  • Ngoài ra, giấy phép hạng FC: C + (Kéo ô tô đầu kéo, sơ mi rơ mooc); FE: E + (Ô tô chở khách nối toa)

4. Câu hỏi liên quan đến thời gian:

  • Thời hạn tối đa sử dụng ô tô tải là 25 năm, còn ô tô trên 9 chỗ là 20 năm.
  • Đỗ xe thì không giới hạn thời gian nhưng dừng xe có giới hạn thời gian. 

5. Sử dụng chất kích thích

- Đối với người lái xe ô tô, máy kéo tham gia giao thông tuyệt đối không được uống rượu bia, chất cồn.
- Đối với người lái xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy sẽ có quy định cụ thể:

  • Nồng độ cồn trong máu phải đảm bảo ở mức 50mg/100ml máu.
  • Nồng độ cồn trong khí thở tương đương 0,25mg/1l khí thở.

 

Đây là những con số cố định, không thay đổi qua nhiều năm.

▶ Mẹo thi lý thuyết B2 nhận biết biển báo. Bạn cần nhớ:

  • Biển báo cấm (hình tròn, viền đỏ): Cấm không được làm gì đó.
  • Biển báo nguy hiểm (hình tam giác vàng và có viền đỏ): Cảnh báo khu vực hoặc hành động nguy hiểm.
  • Biển báo hiệu lệnh (hình tròn xanh và có hình vẽ trắng): Bắt buộc thực hiện một điều gì đó.
  • Biển chỉ dẫn (khung hình vuông hoặc hình chữ nhật màu xanh, bên trong có hình vẽ trắng): Hướng dẫn thực hiện.

➥ Dưới đây là một số mẹo nhận biết biển báo khi tham gia giao thông chúng ta hay gặp nhất:

Thứ tự sắp xếp các loại xe từ nhỏ đến lớn cực đơn giản như sau:

  • Đầu tiên là xe ô tô con, sau đó là xe ô tô khách, tiếp đến là xe ô tô tải, xe máy kéo và cuối cùng mới là xe sơ mi rơ moóc.
  • Nếu có biển báo cấm xe nhỏ thì cấm luôn xe lớn.
  • Biển cấm xe ô tô con sẽ cấm luôn xe ba bánh, xe lam.
  • Biển cấm xe rẽ trái thì cấm luôn xe quay đầu dưới mọi hình thức và cấm xe quay đầu thì vẫn được phép rẽ trái.
  • Nếu gặp biển “STOP” thì tất cả các loại xe phải dừng lại trong mọi trường hợp kể cả dòng xe ưu tiên.
  • Biển ghi 14m: Tự động chọn đáp án không được phép.
  • Biển cấm ô tô vượt: Mọi loại ô tô đều không được phép vượt.
  • Biển cấm xe tải vượt: Những loại xe ô tô con và ô tô khách vẫn được phép vượt.
  • Biển báo hình chữ nhật có chữ: Cầu vượt liên thông.
  • Biển báo hình tròn không có chữ trên biển: Hiển thị cầu vượt cắt ngang.
  • Biển báo hình vuông màu xanh có vẽ mũi tên dài bên phải nằm song song với xe khách, bên cạnh là mũi tên ngắn hướng thẳng đứng: Có làn đường dành cho ô tô khách.
  • Biển báo màu xanh hình vuông có vẽ mũi tên dài nằm dưới song song với xe khách, bên cạnh là mũi tên ngắn hướng mũi tên dài về bên phải: Có chỗ rẽ sang đường dành cho ô tô khách.

Mẹo thi lý thuyết B2 sa hình dễ nhớ

  • Nếu xe nào đã bắt đầu vào ngã tư thì xe đó sẽ có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
  • Tiếp đó mới đến các xe theo thứ tự ưu tiên là: Cứu hỏa, sau đó đến xe chuyên dụng của Nhà nước là quân sự và công an, tiếp đến là xe cứu thương và cuối cùng là xe đám tang.
  • Sau tất cả những dòng xe ưu tiên kể trên chúng ta mới xét đến đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì xe đó có quyền đi trước.
  • Phương tiện nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, thế nhưng trong vòng xuyến thì luôn phải ưu tiên nhường đường cho xe đến từ bên trái.
  • Thứ tự được ưu tiên tiếp theo cụ thể: xe rẽ phải, xe đi thẳng và cuối cùng mới là xe rẽ trái.

Rất nhiều người nhầm lẫn ở đây nên bạn cần học kỹ, tránh để xảy ra sai sót cả trong lý thuyết và thực hành.

✴ Trên đây là tổng hợp những mẹo thi lý thuyết B2 để giúp thí sinh có thể trả lời đúng những câu hỏi thường hay được ra nhất. Hy vọng những thông tin trên trên sẽ phần nào giúp bạn giảm được áp lực trong phần thi lý thuyết, từ đó tự tin thực hành để đạt kết quả tốt.


Bạn muốn sử dụng ứng dụng di động, nhấn để tải về